BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC
BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC

Hiểu thêm về bệnh tay – chân – miệng

Thứ sáu, 25/05/2018, 14:42 GMT+7

Hieu_them_ve_benh_tay_chan_mieng

Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do một nhóm vi rút đường ruột gây ra. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, vết phỏng nước và phân của trẻ bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Việc tập trung ở các chổ đông người, đặc biệt là trong các đợt bùng phát, là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.

Triệu chứng của bệnh

- Giai đoạn ủ bệnh: 3 – 7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy.

- Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh.

+ Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước (2 -3mm) ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi.

+ Phát ban dạng bỏng nước: thường xuất hiện ở lòng bàn tay, chân, có thể thấy ở gối, mông. Các tổn thương này thường biến mất sau 7 ngày, hiếm khi để lại sẹo.

+ Trẻ có thể bị sốt nhẹ, biếng ăn hay nôn ói.

- Giai đoạn lui bệnh: thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Rất đa dạng và nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách như viêm não, màng não, suy tim…

Chăm sóc trẻ như thế nào cho đúng?

Điều trị tại nhà cho những trẻ không có biến chứng:

- Cho trẻ uống nhiều nước. Ăn thức ăn dễ tiêu và cho ăn nhiều lần vì trẻ thường biếng ăn.

- Vệ sinh răng miêng, súc họng bằng nước muối ấm pha loãng.

- Tắm rửa trẻ mỗi ngày. Lưu ý tránh làm vỡ mụn nước.

- Đo nhiệt độ trẻ hằng ngày. Chỉ sử dụng thuốc theo toa bác sĩ.

- Bổ sung thêm vitamin A, C, PP cho trẻ.

Các dấu hiệu cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

- Sốt cao trên 39 độ C

- Trẻ chới với, giật mình, bứt rứt, quấy khóc.

- Trẻ run chi, co giật.

- Thở nhanh, khó thở.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng như thế nào?

- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc với phân, nước tiểu, nước bọt, vết loét của trẻ bệnh.

- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà với dung dịch sát khuẩn như: Cloramin B2%…

- Cách ly trẻ trong tuần đầu để tránh lây lan trong cộng đồng: không đến trường học, nhà trẻ, khu vui chơi…

- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, nhiều trái cây, bổ sung thêm vitamin tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

https://qik.com.vn/