Kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Thursday, 04/04/2019, 15:25 GMT+7

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là gì?

ĐTĐTK là tình trạng đường trong máu và nước tiểu tăng cao, được phát hiện trong quá trình mang thai.

Trong 100 thai phụ, có khoảng 10-20 người mắc bệnh ĐTĐTK, thường diễn ra vào 3 tháng giữa thai kỳ.

 

ĐTĐTK nguy hiểm như thế nào?

ĐTĐTK thường không có triệu chứng nhưng gây ra nhiều biến chứng.

Biến chứng cho mẹ:

  • Tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, sản giật.
  • Đái tháo đường type II sau sinh

Biến chứng cho thai:

  • Thai chậm tăng trưởng hoặc chết lưu trong tử cung
  • Thai to so với tuổi thai nên sinh khó, nguy cơ phải mổ lấy thai
  • Đa ối (rất nhiều nước ối trong tử cung)
  • Sinh non
  • Biến chứng cho trẻ sau sinh:
  • Hạ đường huyết, suy hô hấp cấp, hạ canxi huyết, đa hồng cầu, tăng bilirubin/máu
  • Tăng nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi lớn.

 

Làm sao phát hiện sớm ĐTĐTK?

Tất cả thai phụ cần được xét nghiệm kiểm tra đường huyết từ lần khám thai đầu tiên.

Thai phụ có nguy cơ bị ĐTĐTK cần được làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test - OGTT) giai đoạn đầu thai kỳ.

 

Thai phụ nào có nguy cơ bị ĐTĐTK?

Thừa cân, béo phì

Thai kỳ trước có ĐTĐTK

Sinh con lần trước to (>4kg)

Bố hoặc mẹ bị đái tháo đường

Hội chứng buồng trứng đa nang

Sẩy thai liên tiếp

Thai chết lưu trong thai kỳ trước

Thai phụ không có nguy cơ ĐTĐTK hoặc chưa từng được chẩn đoán ĐTĐ cần được làm OGTT tại thời điểm thai 24-28 tuần.

 

OGTT được thực hiện như thế nào?

Trong 3 ngày trước khi thực hiện: Thai phụ ăn uống như chế độ bình thường, không ăn kiêng.

Vào ngày thực hiện nghiệm pháp: Thai phụ nhịn ăn và không sử dụng các loại thức uống có đường, sữa ít nhất 8 giờ trước khi thực hiện.

Thai phụ được lấy máu 3 lần (mỗi lần khoảng 2ml)

  • Lần 1: ngay khi đến bệnh viện
  • Lần 2: 1 giờ sau khi uống 250ml Gluose 30%

Lưu ý: uống trong 3 - 5 phút, không hút thuốc, ăn, hay uống nước ngọt trong khi làm xét nghiệm.

  • Lần 3: 2 giờ sau khi uống Glucose

Thai phụ mắc ĐTĐTK khi 1 trong 3 trị số vượt ngưỡng cho phép dưới đây:

Đường huyết đói

<92 mg/dl hay <5,1 mmol/l

Đường huyết sau 1 giờ

<180 mg/dl hay <10 mmol/l

Đường huyết sau 2 giờ

<153 mg/dl hay < 8,5 mmol/l

(Theo Hiệp hội Đái tháo đường và thai kỳ Quốc tế, 2018)

OGTT là nghiệm pháp an toàn, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Trong quá trình thực hiện, có thể gặp phải một số biểu hiện sau:

  • Buồn nôn/nôn: thường xuất hiện trong 15 phút đầu sau khi uống dung dịch Glucose.
  • Mệt, chóng mặt: biểu hiện của tình trạng hạ đường huyết do phải nhịn ăn và không sử dụng sữa hay các loại đồ uống có đường trong quá trình thực hiện.

 

Kiểm soát ĐTĐTK

Khi mắc ĐTĐTK, thai phụ cần hợp tác với bác sỹ để có kế hoạch kiểm soát đường huyết, theo dõi sự phát triển của thai và tầm soát ĐTĐ type 2 sau sinh.

 

Kiểm soát đường huyết bằng cách nào?

Xét nghiệm đường huyết: thai phụ có thể kiểm tra đường huyết tại nhà hoặc cơ sở y tế. Mục tiêu đường huyết trong thai kỳ:

  • Đường huyết đói £ 95 mg/dl (£ 5,3 mmol/l)
  • Đường huyết 1 giờ sau ăn £ 140 mg/dl (£ 7,8 mmol/l)
  • Đường huyết 2 giờ sau ăn £ 120 mg/dl (£ 6,7 mmol/l)

Chế độ dinh dưỡng

Chia nhiều bữa ăn trong ngày (4 - 6 bữa gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).

Nhóm bột, đường: lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp như bánh ướt, bún tươi, bắp luộc, khoai mì, ngũ cốc nguyên hạt,…

Nhóm chất béo: ưu tiên chất béo nguồn gốc thực vật

Tăng cường chất xơ trong rau xanh, cám gạo…

Kế hoạch tập luyện: Đi bộ, tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, 5 - 7 ngày/tuần, nếu không có chống chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tuân thủ điều trị thuốc khi có chỉ định của bác sỹ

 

Theo dõi thai như thế nào?

Đếm cử động thai

Khám thai định kỳ

Siêu âm theo dõi sự phát triển của thai, lượng nước ối

Đặt máy đo tim thai (non stress test)

 

Cần làm gì sau khi sinh?

OGTT vào thời điểm từ 6 tới 12 tuần sau sinh.

Khám chuyên khoa nội tiết nếu kết quả bất thường.

Trường hợp kết quả bình thường, nên thực hiện xét nghiệm mỗi 1 đến 3 năm.

 

Bệnh viện Mỹ Đức

https://qik.com.vn/