Loãng xương và vai trò của đo mật đọ xương

Thursday, 07/06/2018, 16:25 GMT+7

LOÃNG XƯƠNG NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO?

Loãng xương là bệnh đặc trưng bởi sự suy giảm khối lượng xương, khiến xương bị hư hỏng và dễ gãy xương. Ở Việt Nam, mỗi 3 phụ nữ >50 tuổi sẽ có 1 phụ nữ bị loãng xương.

Loãng xương diễn tiến âm thầm, không có biểu hiện rõ rệt nên thường chỉ được phát hiện khi đã gãy xương, do té ngã hay tai nạn. Gãy cột sống hoặc xương hông có thể dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí tử vong.

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG ĐỂ LÀM GÌ?

Đo mật độ xương để biết được tình trạng sức khoẻ của xương, có kế hoạch bảo vệ xương và dự phòng gãy xương.

PHỤ NỮ NÀO NÊN ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG?

Từ 65 tuổi trở lên

Dưới 65 tuổi và có yếu tố nguy cơ loãng xương:

- Biểu hiện mãn kinh sớm <40 tuổi

- Từng bị gãy xương hoặc phẫu thuật xương.

- Cấu trúc xương nhỏ.

- Có người thân gãy xương hoặc loãng xương.

- Điều trị corticoid kéo dài, cường giáp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.

- Nghi ngờ lún xẹp đốt sống, giảm chiều cao, gù vẹo cột sống.

- Có thói quen sinh hoạt: ăn thức ăn có ít canxi và vitamin D; ít vận động và ít tập thể dục, nghiện rượu, thuốc lá.

ĐO MẬT ĐỘ XƯƠNG NHƯ THẾ NÀO

DEXA là kỹ thuật đo mật độ xương tốt nhất hiện nay, dựa trên đo độ hấp thu tia X từ hai nguồn năng lượng. Kỹ thuật này nhanh, tương tự chụp Xquang nhưng lượng tia ít hơn và không đau.

ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

Bổ sung canxi 10001200mg/ngày, vitamin D 800 IU/ ngày

Tập thể dục, đi bộ mỗi ngày.

Nhiều trường hợp cần điều trị thuốc theo chỉ định của bác sỹ

https://qik.com.vn/