Đối với những phụ nữ lần đầu làm mẹ việc nắm vững các kiến thức liên quan đến thai kỳ là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Thai phụ cần lên kế hoạch chu đáo trong việc bổ sung dinh dưỡng, cũng như thay đổi các thói quen sinh hoạt để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình mang thai. Vậy trong từng giai đoạn thai kỳ sản phụ cần lưu ý những gì, mời các mẹ bầu cùng tìm hiểu nhé!
1. Giai doan 1: Tam cá nguyệt thứ nhất (từ tuần 1 đến tuần thứ 12)
1.1 Xác nhận mang thai
Khi thấy các dấu hiệu như trễ kinh, đau lưng, buồn nôn, căng tức ngực… đây có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ, lúc này chúng ta nên dùng quẻ thử thai. Nếu que thử 2 vạch, chúng ta cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chẩn đoán chính xác.
1.2 Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Trong những tháng đầu thai kỳ, việc ăn uống khoa học là hết sức cần thiết, mẹ bầu cần ăn đủ các nhóm chất đạm, protein, tinh bột, các chất xơ và khoáng chất.
Giai đoạn nào thai phụ sẽ trải qua thời kỳ ốm nghén, mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi và giảm lượng ăn vào, khi đó cần chia nhỏ các bữa ăn, mỗi lần ăn một ít để nạp đủ các chất dinh dưỡng.
1.3 Tránh các hoạt động nguy hiểm
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần vận động đi lại nhẹ nhàng, sinh hoạt cẩn thận, hạn chế các hoạt động thể thao mạnh như nhảy dây, leo núi, boxing… chỉ nên duy trì các bài tập vừa phải như yoga, đi bộ, bơi lội nhẹ nhàng..
Nếu có triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng nhiều, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Giai đoạn 2: Tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 13 đến tuần 27)
2.1 Xét nghiệm cần làm trong tam cá nguyệt thứ 2
Giai đoạn này, mẹ bầu sẽ được làm rất nhiều xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ, vì vậy cần lưu ý các mốc thời gian thực hiện xét nghiệm để nhận được kết quả đầy đủ và chính xác nhất.
Tuần thai từ 11 0/7 tuần đến 13 6/7 tuần:
Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi Double test hoặc NIPT.
Tuần thai từ 16 0/7 tuần đến 20 0/7 tuần:
Triple test hay NIPT (nếu chưa làm Double test)
Siêu âm tim
Cấy nước tiểu
Siêu âm Softmaker khi có chỉ định.
Tuần thai từ 21 0/7 tuần đến 23 0/7 tuần:
Siêu âm 4D khảo sát hình thái học thai nhi và đo kênh cổ tử cung
Tiêm Tdap phòng ngừa uốn ván 1 liều duy nhất
Tuần thai từ 24 0/7 tuần đến 28 0/7 tuần:
Nghiệm pháp dung nạp đường OGTT
2.2 Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ
Các chất sắt, canxi, vitamin D, chất đạm và chất béo omega-3 là các dưỡng chất quan trọng mà mẹ bầu dễ bị thiếu hụt nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ. Do đó, trong giai đoạn này, sản phụ nên tập trung bổ sung các thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu đạm: Trứng, các loại cá, ức gà, thịt bò, tôm , các loại đậu, hạt là ..
Thực phẩm giàu sắt: Rau có lá màu xanh sẫm. Các loại rau có lá màu xanh sẫm như cải xoăn, rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi)…trái cây họ cam quýt, măng tây, quả óc chó, đậu phộng.
Thực phẩm giàu canxi: tôm, cua, cá, ốc, trứng (đặc biệt là lòng đỏ trứng), vừng, đậu nành…
Ngoài ra vitamin D và omega-3 có nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa, cá hồi, gan bò, đậu phụ, các loại nấm…
3. Giai đoạn 3: Tam cá nguyệt thứ ba (từ tuần 28 đến khi sinh)
3.1 Khám thai thường xuyên
Khi đến giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám thường xuyên hơn, mỗi 2 tuần/lần hoạch 1 tuần/ lần.
Trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ đo tim thai cơn gò bằng máy monitor để đánh giá sức khỏe thai nhi.
3.2 Chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ
Sản phụ ngoài duy trì chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trong 3 tháng cuối cần lưu ý như sau:
Giảm ăn mặn trong 3 tháng cuối, đặc biệt đối với các sản phụ bị phù, tăng huyết áp để giảm các nguy cơ kèm theo.
Hạn chế đồ ngọt vì lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ
Thiếu magie có thể gây chuột rút ở sản phụ trong giai đoạn này, vì thế cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu magie như: chuối, quả bơ, rau chân vịt, rau bina là cần thiết.
3.3 Theo dõi cử động thai nhi
Mẹ bầu cần đếm cử động thai bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kì, theo dõi số cử động của bé ít nhất 1 lần trong ngày cho đến khi sinh. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu theo dõi là sau khi ăn xong, sản phụ ngồi thoải mái, và đếm số lần cử động của thai.
Nếu bé cử động được 10 lần trong thời gian không quá 2 giờ thì bình thường, còn ngược lại là thai máy ít, lúc đó sản phụ cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an vui!