Tập thể dục theo khoa học

Thứ năm, 05/09/2019, 23:19 GMT+7

Quan niệm cũ: Tập thể dục khi đang mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, sẩy thai và vô sinh.

Quan niệm mới theo y học chứng cứ: Tập thể dục khi đang mang thai, nếu không có chống chỉ định, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mẹ và bé.

Cho mẹ:

  • Giảm nguy cơ mổ lấy thai
  • Hạn chế tăng cân quá mức
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Đảm bảo sức khỏe cho cuộc “vượt cạn”

Cho bé:

  • Tỷ lệ chất béo trong cơ thể thấp
  • Cải thiện kỹ năng nói
  • Chỉ số thông minh IQ cao trong tương lai

 

05 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO THAI PHỤ

01. Tập môn gì?

Không nên: những môn có nguy cơ té ngã, chấn thương cao ( đá banh, cưỡi ngựa,..)

Nên: đi bộ, yoga, bơi.

Lưu ý: chị nên tập bơi nhưng không nên tập lặn vì môn này có nguy cơ gây thuyên tắc khí dẫn đến xuất huyết não thai.

 

02. Tập ở đâu?

Không nên: thời tiết ẩm ướt, nhiệt độ cao.

Nên: thời tiết thông thoáng, nhiệt độ vừa phải.

Lưu ý: có thể tập ở khu vực có độ cao khoảng ≤ 1800 so với mực nước biển nhưng cần thận trọng

 

03. Tập trong bao lâu?

≥ 30 phút/ lần, 3 lần/ tuần trong suốt thai kỳ (theo đề nghị của ACOG)

Không nên: hạn chế vận động, nằm nghỉ tại giường nhiều sau sanh

Nên: vận động sớm, tập thể dục tiếp tục sớm sau sanh

Lưu ý: nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục không làm giảm quá trình tạo sữa cũng như không ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ

 

04. Tập với cường độ như thế nào?

Dựa trên mức độ tăng nhịp tim: Nhịp tim mục tiêu khi tập = 220 – tuổi thai phụ.

Lưu ý: nhịp tim mục tiêu sẽ khó đạt hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ so với 3 tháng đầu do những thay đổi sinh lý gây tăng cung lượng tim và thể tích nhát bóp của tim trong giai đoạn cuối thai kỳ

Có thể dùng nghiệm pháp “nói chuyện” để đánh giá cường độ tập luyện:

Không nên: nói ngắt quãng, nói không ra hơi

Nên: vẫn duy trì cuộc nói chuyện bình thường trong khi tập

 

05. Khi nào thì không nên tập?

Không nên tập thể dục khi:

  • Cổ tử cung yếu hoặc đã khâu cổ tử cung
  • Chẩn đoán nhau tiền đạo sau 26 tuần thai
  • Vỡ ối
  • Xuất huyết âm đạo trong 3 tháng giữa và cuối
  • Tiền căn sinh non và tiền sản giật

Để phát hiện những vấn đề này, chị nên khám thai định kỳ theo hẹn.

 

Để có một chế độ tập luyện hợp lý và lợi ích, chị nên thực hiện đúng theo sự hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Chúc chị có một thai kỳ thật vui, khỏe và vượt cạn thành công!

 

Bệnh viện Mỹ Đức

 

https://qik.com.vn/